Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023
- 07/10/2024 10:21
Ngày 17/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân, chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023. Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Theo đó, Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhânNghị định nêu rõ, cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân là Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, có trách nhiệm giúp Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân.Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; cập nhật thông tin, tình hình bảo vệ dữ liệu cá nhân; tiếp nhận thông tin, hồ sơ, dữ liệu về hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân qua không gian mạng; cung cấp thông tin về kết quả đánh giá công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Bên cạnh đó, Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp nhận thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; cảnh báo, phối hợp cảnh báo về nguy cơ, hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật; thực hiện hoạt động khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.Xem chi tiết nội dung văn bản Nghị định và nội dung hỏi đáp trong file đính kèm.
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)!
- 01/10/2024 08:13
Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu quyết tâm đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh!
Nghị định 62/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ
- 24/09/2024 10:00
Ngày 07 tháng 6 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024 và bảo đảm cho việc thu thập, biên soạn thông tin thống kê phản ánh chính xác, đầy đủ, đúng bản chất của một kỳ báo cáo, đặc biệt là kỳ báo cáo tháng phục vụ kịp thời cho các cơ quan Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp trong quản lý, điều hành.Có 3 sự thay đổi chính:Thay đổi lịch phổ biến một số thông tin thống kê quan trọng của cơ quan thống kê trung ươngThay đổi thời gian công bố số liệu GDP, GRDPSửa đổi hệ biểu thu thập thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP
Lai Châu nỗ lực điều tra thu thập thông tin tình hình phát triển KT - XH của 53 dân tộc thiểu số
- 09/08/2024 15:53
Nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Lai Châu
Tam Đường chú trọng giám sát nâng cao hiệu quả công tác điều tra thu thập thông tin tình hình phát triển KT - XH của 53 dân tộc thiểu số
- 18/07/2024 15:25
Nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực hiện chương trình Điều tra. Chi cục thống kê huyện đã phối hợp chặt chẽ với Cục thống kê tỉnh tăng cường công tác giám sát nhằm để đảm bảo chất lượng, hiệu quả thông tin thu thập.Dù là những ngày cuối tuần nhưng gia đình anh Lý Văn Chiếu là người dân tộc Dao đỏ ở bản Tân Hợp - xã Sơn Bình vẫn khá bận rộn, nhưng khi có điều tra viên đến thu thập thông tin về đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số anh vẫn vui vẻ hợp tác và tạo điều kiện để cung cấp thông tin cho các điều tra viên với mong muốn thông tin của gia đình mình sẽ góp phần là nền tảng để Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp để các dân tộc phát triển. Anh Chiếu chia sẻ: Hôm nay có điều tra viên đến thu thập thông tin về đời sống, kinh tế của gia đình tôi, tôi cũng sẵn sàng cung cấp thông tin để điều tra viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tôi cũng mong muốn sau này Đảng và Nhà nước sẽ có những chính sách thiết thực hơn đến với đồng bào các dân tộc chúng tôi.Giám sát viên cấp tỉnh và cấp huyện đang giám sát quá trình điều tra, thu thập thông tin của điều tra viên tại bản Huổi Ke - xã Sơn Bình.Để cuộc điều tra đạt yêu cầu đề ra, ngay từ trước khi bước vào cuộc điều tra Chi Cục Thống kê huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức: Băng rôn, khẩu hiệu…, lựa chọn điều tra viên là cán bộ, giáo viên, người thông thuộc, nắm chắc địa bàn, đồng thời tổ chức tập huấn cho các điều tra viên nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác điều tra.Được biết trong quá trình điều tra, các điều tra viên phải đến trực tiếp tận hộ để thu thập lượng thông tin khá lớn về: Số lượng nhân khẩu của dân số; tình trạng giáo dục; di cư; hôn nhân; sử dụng bảo hiểm y tế; việc làm; lịch sử sinh và tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, các thông tin về người chết; nhà ở, điều kiện sinh hoạt; đất ở, đất sản xuất; một số loại gia súc nuôi chủ yếu; việc tiếp cận dịch vụ công cộng của hộ gia đình đồng bào các dân tộc thiểu số. Với khối lượng thông tin cần thu thập khá lớn, để tránh thiếu và sai sót thông tin trong quá trình thu thập, giám sát viên cấp huyện cũng thường xuyên xuống cơ sở đồng hành với các điều tra viên để hướng dẫn, xử lý những vấn đề vướng mắc nhằm đảm bảo chất lượng thông tin. Bà Hoàng Thị Huyền Trang - Phó Chi cục trưởng Chi Cục thống kê huyện cho biết: Thực hiện Quyết định của TW và của tỉnh, Chi cục Thống kê huyện đã ban hành kế hoạch điều tra,. Đối với địa bàn huyện Tam Đường có 46 địa bàn cần điều tra, chúng tôi đã tuyển chọn 46 điều tra viên phụ trách một địa bàn và đều phải có điện thoại thông minh, biết sử dụng thành thạo công nghệ là những cán bộ công chức xã, sinh viên, giáo viên đang nghỉ hè. Cuộc điều tra bắt đầu tiến hành từ ngày 1/7 đến hết ngày 15/8/2024, để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cuộc điều tra chúng tôi đã mở 3 lớp tập huấn nghiệp vụ cho các điều tra viên, đồng thời phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi các điều tra viên xuống địa bàn thu thập thông tin chúng tôi cũng đã thực hiện giám sát để kịp thời giải quyết các khó khăn trong quá trình điều tra.Đặc biệt, trong qúa trình điều tra, Chi cục thống kê huyện còn phối hợp chặt chẽ với Cục thống kê tỉnh tổ chức giám sát chặt chẽ quá trình điều tra để kịp thời phát hiện, trao đổi những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện nhập trên phiếu điều tra CAPI và khắc phục các vấn đề phát sinh hạn chế sai sót trong quá trình thu thập thông tin. Bà Hoàng Thị Tươi - Giám sát viên Cục thống kê tỉnh Lai Châu nói: Để giám sát cuộc điều tra 53 dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung và địa bàn huyện Tam Đường nói riêng, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với giám sát viên cấp huyện sẽ giám sát ngay từ khâu lập bảng kê, hướng dẫn các điều tra viên thu thập thông tin, đồng thời thường xuyên kiểm tra tiến độ, tính logic, kiểm tra thông tin phiếu. Kịp thời phát hiện những vấn đề, hoặc thông tin chưa chính xác để điều tra viên kiểm tra, xác minh lại thông tin để đảm bảo tính chính xác và chất lượng của phiếu điều tra.Giám sát viên cấp tỉnh và cấp huyện đang giám sát quá trình điều tra, thu thập thông tin của điều tra viên tại bản Tân Hợp - xã Sơn Bình.Việc thu thập thông tin trong cuộc điều tra về thực trạng KT - XH của 53 dân tộc thiểu số là rất quan trọng. Vì thế, việc chú trọng giám sát, nhất là những ngày đầu tiên của cuộc điều tra để kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm cho điều tra viên thu thập thông tin một cách chính xác, bởi chất lượng thông tin sẽ mang tính quyết định đến các chính sách của Đảng và Nhà nước sau này.Nguồn: Trang TTĐT Quản trị
Lai Châu đẩy mạnh công tác thu thập thông tin Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 trên địa bàn
- 06/07/2024 07:56
Nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực hiện cuộc Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024, trong các ngày từ 02/7/2024 - 04/7/2024, Đoàn giám sát Trung ương của Tổng cục Thống kê (TCTK) do đồng chí Đỗ Ngọc Hà - Phó trưởng phòng, Phòng Quản lý và ứng dụng CNTT thống kê, Cục Thu thập dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin thống kê làm trưởng đoàn đã làm việc với Cục Thống kê Lai Châu và tham gia giám sát điều tra tại một số địa bàn ở các xã Tả Ngảo, Hồng Thu, huyện Sìn Hồ và có buổi làm việc đánh giá, rút kinh nghiệm với Cục Thống kê tỉnh Lai Châu, Chi cục Thống kê huyện Sìn Hồ. Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại tỉnh Lai Châu (Điều tra DTTS 2024) được thực hiện trên địa bàn 106 xã, có 100% đơn vị hành chính cấp xã thuộc khu vực khu vực DTTS (theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ), bao gồm: 58 xã khu vực III, 02 xã khu vực II và 46 xã khu vực I. Tổng địa bàn được chọn mẫu thu thập thông tin là 372 địa bàn (có 37 địa bàn thuộc khu vực thành thị, và 335 địa bàn thuộc khu vực nông thôn) với 36.043 hộ - Theo đó, trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành điều tra tại 372 địa bàn, với 13.952 hộ mẫu (trong đó: 60 địa bàn toàn bộ, với 4.247 hộ; 264 địa bàn nhóm 1 (nhóm điều tra mẫu 30 hộ) với 7.905 hộ và 48 địa bàn nhóm 2 (nhóm điều tra mẫu 40 hộ), với 1.800 hộ).Ảnh Đoàn giám sát Trung ương làm việc tại Chi Cục Thống kê huyện Sìn Hồ Tỉnh Lai Châu có khoảng 20 DTTS đang sinh sống trên địa bàn, gồm các nhóm chính là Thái, Mông, Dao, Giáy, Hà Nhì, La Hủ… sống rải rác ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Trong đó, nhóm dân tộc rất ít người có số lượng dưới 10 nghìn người như dân tộc Mảng, Si La, Lào, Lự… có trình độ dân trí thấp, sinh sống không tập trung (có những thôn bản cách xa nhau 3 đến 4 ngày đường đi bộ). Có nhiều hộ người Mảng, Si La, Lào, Lự đều không nói được tiếng phổ thông, nhiều hộ không nhớ được ngày tháng năm sinh của các thành viên, thậm chí không nhớ con mình… Đây là khó khăn rất lớn cho công tác điều tra, thu thập thông tin. Dự báo được trước những khó khăn, Cục Thống kê tỉnh Lai Châu quan tâm, chú trọng tuyển chọn điều tra viên (ĐTV), tổ trưởng điều tra (TTĐT) và giám sát viên (GSV) theo đúng tiêu chuẩn và ưu tiên người địa phương có tinh thần trách nhiệm cao, hiểu văn hóa của người DTTS và am hiểu về địa bàn được phân công thực hiện điều tra. Cục đã huy động được 51 GSV (cấp tỉnh, huyện), 106 TTĐT và 347 ĐTV. Cùng với đó, Cục Thống kê tỉnh Lai Châu đã tổ chức tập huấn cho các GSV, TTĐT, ĐTV, các ban ngành có liên quan cấp tỉnh, huyện. Đến nay, Cục tổ chức 01 cuộc tập huấn cấp tỉnh và 24 cuộc tập huấn cấp huyện, đảm bảo 100% lực lượng GSV, TTĐT, ĐTV tập huấn về lập bảng kê và nghiệp vụ. Công tác lập bảng kê theo đúng kế hoạch với 372 địa bàn hoàn thành (tương đương 36.043 hộ), trong đó, 60 địa bàn điều tra toàn bộ (tương đương 4.247 hộ); 312 địa bàn mẫu (tương đương 9.705 hộ). Để cuộc điều tra đạt yêu cầu đề ra, Cục Thống kê tỉnh Lai Châu tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức: Băng rôn, khẩu hiệu, thư gửi già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, thư gửi hộ; file mp3 hỏi - đáp về cuộc điều tra; phối hợp với Báo Lai Châu, Đài Phát thanh và Truyền hình Lai Châu đã đưa các tin bài nhằm tuyên truyền mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra, nội dung của cuộc điều tra…Hình ảnh về công tác tuyên truyền điều tra 53 DTTS 2024 trên địa bàn Ngày 01/7/2024, Cục Thống kê tỉnh đã tổ chức thành công Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại xã Mường So, huyện Phong Thổ. Lễ ra quân được tổ chức trang trọng, có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, cũng như sự quan tâm hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với cơ quan Thống kê trong công tác thu thập thông tin tại địa bàn.Ảnh Lễ ra quân tại xã Mường So, huyện Phong Thổ Sau khi xem xét các báo cáo công tác chuẩn bị và triển khai của Cục Thống kê tỉnh Lai Châu, Đoàn giám sát đã có 02 ngày đi giám sát thực tế tại các hộ trên địa bàn các xã Tả Ngảo, Hồng Thu, huyện Sìn Hồ. Sau khi đi kiểm tra, giám sát, Đoàn giám sát Trung ương đã có buổi làm việc trực tiếp với Cục Thống kê tỉnh Lai Châu, Chi cục Thống kê huyện Sìn Hồ nhằm rút kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo trong điều tra. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Ngọc Hà - Trưởng đoàn giám sát Trung ương chia sẻ với những khó khăn của các ĐTV, GSV trong thực hiện công tác điều tra thu thập thông tin tại khu vực miền núi, đặc biệt đối tượng đồng bào DTTS đặc thù ít người. Đồng chí Đỗ Ngọc Hà -Trưởng đoàn giám sát Trung ương đánh giá tỉnh Lai Châu đã làm tốt công tác chuẩn bị, công tác truyền thông, công tác triển khai điều tra và đảm bảo tiến độ thực hiện điều tra; đồng thời, nhấn mạnh Cục Thống kê cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giám sát, kịp thời phát hiện, trao đổi và khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình thu thập thông tin, CTK Lai Châu cần chỉ đạo thường xuyên, sát sao để cuộc điều tra đạt chất lượng; hoàn thành theo tiến độ. Để hạn chế sai sót, Cục tăng cường giám sát trực tuyến trên website, trang điều hành tác nghiệp để kiểm tra tiến độ, thường xuyên trao đổi cùng GSV cấp huyện, ĐTV những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện nhập trên phiếu điều tra CAPI.Một số hình ảnh Đoàn giám Trung ương tại huyện Sìn HồPhan Văn Hát – Phó trưởng phòng phụ trách Phòng thu thập thông tin Thống kê
Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- 02/07/2024 17:32
Sáng 1/7, tại xã Mường So (huyện Phong Thổ), Cục Thống kê tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024.Các đồng chí: Lê Lâm Bằng – Cục trưởng Cục thống kê tỉnh; Hoàng Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Trịnh Văn Đoàn – Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ và các đồng chí lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh; lãnh đạo, công chức Phòng nghiệp vụ Cục thống kê tỉnh; Chi cục thống kê huyện Phong Thổ; Thường trực Đảng ủy, UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ)… dự lễ ra quân.Quang cảnh lễ ra quân.Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm mục đích giúp người dân, đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số hiểu rõ về công tác dân tộc, sự quan tâm, đầu tư, chính sách phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc thiểu số của Đảng, nhà nước từ đó nhận thức được quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời.Qua đó, đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, làm tiền đề để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030 và có căn cứ để Đảng, nhà nước đề ra chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.Cuộc điều tra được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 thu thập thông tin bảng kê của hộ (từ ngày 01/6/2024 đến 25/6/2024). Kết quả hoàn thành việc thu thập thông tin lập bảng kê tại 372 địa bàn với 36.043 hộ. Giai đoạn 2 thu thập thông tin phiếu hộ và phiếu xã (thời gian thu thập từ 01/7/2024 đến 15/8/2024). Theo đó, trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành điều tra tại 372 địa bàn với 13.952 hộ mẫu.Đồng chí Lê Lâm Bằng – Cục trưởng Cục thống kê tỉnh phát biểu tại lễ ra quân.Phát biểu tại lễ ra quân, đồng chí Lê Lâm Bằng – Cục trưởng Cục thống kê tỉnh đề nghị, điều tra viên khi vào địa bàn cần vào đúng hộ, thu thập thông tin đúng đối tượng điều tra, đảm bảo tính chính xác, trung thực, không bỏ sót hộ hoặc ghi thiếu thông tin. Tổ trưởng điều tra viên cần quản lý đội điều tra tại địa bàn, phối hợp với trưởng thôn, bản, các đoàn thể đề tuyên truyền giải thích mục đích, ý nghĩa, kế hoạch tiến hành cuộc điều tra đến người dân, hội viên, tạo sự đồng thuận. Kiểm tra tiến độ và chất lượng thông tin do điều tra viên thu thập để kịp thời phát hiện, uốn nắn và sửa chữa ngay những sai sót; báo cáo tiến độ, những khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời giải quyết.Đội ngũ giám sát viên cấp tỉnh, huyện cần thông báo cho điều tra viên những vấn đề nghiệp vụ cần lưu ý liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng thiết bị điện tử thông minh. Kiểm tra tiến độ thực hiện điều tra hàng ngày của điều tra viên; kiểm tra chất lượng thông tin trên phiếu điều tra khi chương trình kiểm tra báo lỗi liên quan đến phiếu điều tra và thông báo tới điều tra viên để xác minh những thông tin trong phiếu cần kiểm tra, xác minh lại… quyết tâm điều tra đúng tiến độ, chất lượng.Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh cùng các đồng chí giám sát viên, điều tra viên tiến hành lấy thông tin tại hộ dân ở thôn Tây An, xã Mường So, huyện Phong Thổ.Ngay sau lễ ra quân, các giám sát viên, tổ trưởng điều tra viên đã tiến hành điều tra giai đoạn 2 thu thập thông tin phiếu hộ và phiếu xã tại xã Mường So.Nguồn: Báo Lai ChâuVideo lễ ra quân (nguồn: Đài Phát thanh và Truyền hình Lai Châu):
Lai Châu khắc phục khó khăn để thực hiện thành công điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- 28/06/2024 11:43
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên khoảng 9.070 km2; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 106 đơn vị hành chính cấp xã.Dân số trung bình toàn Tỉnh năm 2023 là gần 489.200 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 16,13%, còn lại là các dân tộc thiều số khác đang sinh sống trên địa bàn.Thực hiện Quyết định số 613/QĐ-TCTK ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2024; Quyết định số 628/QĐ-TCTK ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 (Điều tra 53 DTTS), đối với tỉnh Lai Châu, tại 8 huyện, thành phố thuộc tỉnh với 106/106 xã, phường, thị trấn đều thuộc đối tượng điều tra; 372 địa bàn điều tra (tổ dân phố, thôn, bản).Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn, Cục Thống kê tỉnh Lai Châu đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thực hiện đầy đủ, đúng trình tự và thời gian công tác chuẩn bị điều tra như: Đóng góp ý kiến vào phương án điều tra; Cử đoàn tham gia tập huấn cấp Trung ương; Rà soát, lập bảng kê địa bàn điều tra; Tổ chức hội nghị tập huấn cấp tỉnh; Tuyển chọn điều tra viên, giám sát viên các cấp; Gửi tài liệu phục vụ cho các hội nghị tập huấn, điều tra, tổ chức lễ ra quân cho cấp tỉnh, huyện; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát tất cả các khâu của cuộc điều tra; Xây dựng kế hoạch, chương trình hội nghị tổ chức lễ ra quân cấp tỉnh, huyện...Quá trình thực hiện các công tác chuẩn bị triển khai Điều tra 53 DTTS 2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu gặp nhiều thuận lợi, nhất là sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Lãnh đạo Tổng cục Thống kê, các đơn vị thuộc Tổng cục và sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh. Trong suốt quá trình triển khai cuộc điều tra, Cục Thống kê luôn nhận được sự phối kết hợp chặt chẽ, hiệu quả của Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp và phòng Dân tộc các huyện trong việc tham gia các lớp tập huấn; kiểm tra giám sát công tác lập bảng kê, điều tra thực địa; xây dựng kế hoạch và tổ chức Lễ ra quân cấp tỉnh, cấp huyện; tích cực tham gia tuyên truyền, giúp các điều tra viên dễ tiếp cận đồng bào dân tộc hơn. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền nên cơ bản các hộ được chọn điều tra hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra và nhiệt tình cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho điều tra viên hoàn thành nhiệm vụ.Triển khai thực hiện Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu gặp nhiều thuận lợinhưng cũng không ít khó khăn. Ảnh: Laichau.gov.vnBên cạnh đó, Điều tra 53 DTTS 2024 trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã nhận được sự tham gia chủ động, tích cực của cấp ủy, lãnh đạo Cục Thống kê Tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả từ các phòng nghiệp vụ Cục, Chi cục Thống kê các huyện, khu vực. Đội ngũ công chức của ngành Thống kê được giao phụ trách cuộc điều tra cấp tỉnh, cấp huyện đều có kinh nghiệm, trình độ, tận tâm, nhiệt tình trong công việc. Đội ngũ điều tra viên được trưng tập thực hiện điều tra chủ yếu là điều tra viên trẻ, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đã tham gia nhiều cuộc điều tra thường xuyên và đột xuất của ngành Thống kê, có đầy đủ thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng...), có khả năng tiếp cận sử dụng thành thạo công nghệ thông tin; thông thạo địa bàn, hiểu phong tục, tập quán, văn hoá, lối sống, làm việc của đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng được yêu cầu của cuộc điều tra.Bên cạnh những thuận lợi trên, công tác thu thập thông tin Điều tra DTTS năm 2024 tại tỉnh Lai Châu cũng gặp khó khăn nhất định: Lai Châu là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, các địa bàn điều phần lớn nằm khu vực xa trung tâm huyện, xã, giao thông đi lại khó khăn; các hộ dân cư sinh sống không tập trung, nằm rải rác, do đó mẫu điều tra phân tán, khoảng cách giữa các hộ điều tra khá xa. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến công tác thu thập thông tin về cuộc điều tra tại địa bàn.Thêm vào đó, thời gian diễn ra công tác lập bảng kê, thu thập thông tin tại địa bàn diễn ra từ ngày 01/6/2024 đến ngày 15/8/2024 là thời gian cao điểm của mùa mưa lũ trên địa bàn Tỉnh, thường xuyên có mưa lớn kéo dài, dẫn đến sạt lở, lũ quét, lũ cuốn làm hư hại đường, ách tắc giao thông, đi lại nguy hiểm gây khó khăn cho điều tra viên, giám sát viên trong công tác tiếp cận địa bàn, đối tượng điều tra để thu thập thông tin và kiểm tra, giám sát các khâu điều tra.Hơn nữa, tiến độ điều tra của các điều tra viên, giám sát viên cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi thời gian thực hiện công tác lập bảng kê, thu thập thông tin thực địa tại địa bàn cũng là thời gian các hộ dân cư đang vào mùa thu hoạch lúa, gieo trồng lúa mùa cùng với tập quán hay đi rừng, đi nương của đồng bào dân tộc nên trong thời điểm điều tra các hộ thường xuyên vằng nhà, đến tối hoặc vài ngày (do ở nương, lán…).Ngoài ra, một yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng của cuộc điều tra như trình độ dân trí đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung còn hạn chế, không đồng đều, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa đa số đồng bào không biết tiếng phổ thông. Một ít số hộ dân cư chưa thực sự nhận thức đầy đủ về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin thống kê và ý nghĩa của cuộc điều tra 53 DTTS nên còn e ngại trong việc cung cấp thông tin cũng gây khó khăn cho điều tra viên trong việc khai thác thông tin.Công tác tuyển chọn điều tra viên thực hiện Điều tra DTTS năm 2024 trên địa bàn Tỉnh cũng gặp khó khăn do kinh phí, định mức thực hiện phiếu điều tra không cao. Hơn nữa, đa phần các địa bàn điều tra, đối tượng điều tra đều ở xa trung tâm huyện, xã, nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa nên sóng internet còn yếu gây khó khăn khi thực hiện điều tra bằng CAPI, Webform.Tìm giải pháp gỡ khó, khắc phục khó khăn và với sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc điều tra cùng tinh thần quyết tâm cao, tin rằng Điều tra 53 DTTS năm 2024 trên địa bàn Tỉnh Lai Châu sẽ thực hiện thành công./.Lê Lâm BằngCục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lai ChâuNguồn: Tạp chí Con số Sự kiện
Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024
- 20/06/2024 14:34
Điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số được thực hiện căn cứ theo Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số; trong đó quy định Tổng cục Thống kê chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc thực hiện cuộc điều tra này với chu kỳ 05 một lần. Năm 2024 là lần thứ 3 Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức thu thập thông tin đánh giá về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi toàn quốc (hai lần trước đó là năm 2015 và 2019).Dựa trên sự thống nhất với UBDT, Tổng cục trưởng TCTK đã ban hành Quyết định số 628/QĐ-TCTK ngày 14/7/2023 về việc ban hành Phương án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trong đó 51 tỉnh có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 và 3 tỉnh, thành phố có các xã/phường/thị trấn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống.Nguồn: Tạp chí Con số và Sự kiện
Một số nội dung chủ yếu điều tra doanh nghiệp 2024
- 10/04/2024 16:38
Điều tra doanh nghiệp năm 2024 được tiến hành theo Chương trình điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 03/2023/QĐ-TTg ngày 15/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình điều tra thống kê quốc gia); và Phương án điều tra doanh nghiệp năm 2024 do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê ban hành (Quyết định số 638/QĐ-TCTK ngày 17/7/2023).